Marketing đa kênh là một xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 như hiện nay. Đặc biệt với tình hình dịch bệnh diễn ra như hiện nay thì marketing đa kênh sẽ là một hướng đi giúp doanh nghiệp duy trì và tạo ra lợi nhuận nhờ vào chiến lược marketing này. Cùng Kim Nam Media tìm hiểu Marketing đa kênh là gì? Và chiến lược marketing đa kênh sẽ đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp nhé!
Marketing đa kênh – Chìa khoá vàng cho doanh nghiệp tạo lợi nhuận
I/ Marketing đa kênh là gì?
Marketing đa kênh (hay multi-channel marketing) là phương pháp sử dụng nhiều kênh để tiếp cận khách hàng. Mục đích của marketing đa kênh là giúp khách hàng dễ dàng thực hiện hành vi mua hàng trên bất kỳ kênh nào thuận tiện nhất cho họ. Chiến lược marketing đa kênh cho phép người dùng quyết định và lựa chọn.
II/ Doanh nghiệp được lợi ích gì khi triển khai chiến lược marketing đa kênh?
Được ví như hướng đi thông minh nhất của các nhà tiếp thị trong thời đại số, khi mà khách hàng dường như bị ngợp trong một thế giới với quá nhiều thông tin gây nhiễu, dẫn đến việc tập trung sự chú ý vào một sản phẩm hay thương hiệu nhất định là điều cực kỳ khó khăn. Do đó, thông qua marketing đa kênh, doanh nghiệp có thể tăng khả năng, cơ hội tiếp xúc với khách hàng, từ đó dần tạo “thói quen” tiêu dùng, làm tăng tỷ lệ chuyển đổi. Chiến lược marketing đa kênh sẽ đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, hãy đọc qua những lợi ích mà Kim Nam Media sẽ liệt kê dưới đây để biết rõ điều đó:
1. Tiếp cận khách hàng trên kênh họ yêu thích
Mỗi một khách hàng sẽ có những kênh mua hàng yêu thích của riêng mình (ví dụ như: Website, Facebook, Instagram, TikTok, hoặc tại cửa hàng,…) vì thế việc doanh nghiệp phủ sóng ở tất cả các kênh bán khác nhau sẽ giúp khách hàng có thể lựa chọn kênh mà mình yêu thích để mua hàng, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng trên nhiều kênh bán khác nhau.
Đây là cách tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất
2. Doanh thu cao bán hàng hơn
Multi-channel marketing có thể giúp tăng doanh thu nhanh hơn vì những khách hàng từ chiến dịch đa kênh chi tiêu nhiều gấp bốn lần so với khách hàng từ các chiến dịch đa kênh. Hơn nữa, các chiến dịch đa kênh cũng tạo ROI nhiều hơn 24% so với marketing tại một kênh
3. Cải thiện tiềm năng marketing
Khách hàng có thể thực hiện mua sản phẩm tại nhiều kênh khác nhau bất kì lúc nào, điều đó làm tăng khả năng marketing của doanh nghiệp và cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn để mua hàng thương hiệu của bạn dù họ có chọn cách nào đi chăng nữa
4. Đạt được lợi thế cạnh tranh
Tiếp thị đa kênh cho phép doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội tiếp cận khách hàng trước đối thủ để đạt được lợi thế cạnh tranh.
5. Hiểu rõ hơn về khách hàng
Bằng phản hồi từ khách hàng, sẽ dễ hiểu hơn những gì họ mong đợi từ một sản phẩm hoặc dịch vụ và cách cải thiện thương hiệu. Để đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thích hợp, cần xác định các kênh và nền tảng hoạt động cho một nhóm nhất định.
Marketing đa kênh giúp tăng doanh số bán hàng, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng
6. Tăng khả năng hiển thị và tiếp cận thương hiệu (điểm tiếp xúc – touch points)
Khoảng 36% người mua hàng tìm kiếm sản phẩm trên một kênh nhưng mua sản phẩm qua một kênh khác. Ví dụ như showrooming hoặc webrooming.
7. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng
Tiếp thị đa kênh cho phép các công ty xây dựng lâu dài mối quan hệ khách hàng bằng cách đồng thời cung cấp khách hàng và khách hàng tiềm năng của họ, sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ (hoặc bất kỳ sự kết hợp nào trong số này) thông qua hai hoặc nhiều kênh được đồng bộ hóa.
Các kênh marketing đa kênh số mà doanh nghiệp có thể tham khảo như: Website, Facebook, Instagram, TikTok, Thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo),…Với việc xây dựng thương hiệu trên các kênh trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều nguồn khách hàng tương ứng với các kênh mà khách hàng thích sử dụng qua đó đưa các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với họ. Các hình thức mua sắm trực tuyến cũng đang lên ngôi khi con người ngày càng bận rộn với công việc và việc mua sắm online là hình thức được xem là lựa chọn tuyệt vời. Doanh nghiệp nên nắm bắt được xu hướng cũng như nhu cầu của khách hàng để xây dựng và triển khai những chiến lược marketing giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa.